10 cách cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

  • Bạn không tự tin khi thuyết trình trước đám đông?
  • Bạn cảm thấy hồi hộp và lo lắng?

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu 10 cách để bạn tự tin thuyết trình trước đám đông. Những phương pháp này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thuyết trình, đặc biệt trong lần đầu tiên xuất hiện trước đám đông.
Chuẩn bị cẩn thận nội dung thuyết trình
Tất nhiên, để có một bài thuyết trình tốt, bạn phải dành nhiều thời gian để soạn nội dung. Bạn nên chọn lọc các nội dung cần nói để phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Ngoài ra, nếu được, bạn nên lồng ghép những nội dung có ích cho đối tượng nghe của mình vào bài nói. Để mọi người thấy rằng bài thuyết trình thực sự dành cho họ, hữu ích đối với họ.
Lưu ý bạn trình bày ngắn gọn, rõ ràng, nên dùng các Slide Powerpoint với nhiều hình ảnh sinh động, dễ dàng thu hút sự chú ý của người nghe. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những video, chiếu cho mọi người xem trong khi thuyết trình để tăng tính sinh động và hấp dẫn.
Bên cạnh đó, bạn nên nhấn mạnh những nội dung quan trọng, không nói lan man khiến khán giả không biết bạn đang tập trung vào đâu. Nếu có một số vấn đề khó diễn đạt hoặc bạn cảm thấy cần làm rõ thêm, hãy minh họa bằng các ví dụ hoặc kể một câu chuyện để khán giả hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về điều bạn muốn nói.

Thực hành nhiều lần:
Bạn đứng trước gương để luyện tập, hoặc cũng có thể nhờ người thân, bạn bè lắng nghe và góp ý cho mình. Họ sẽ giúp bạn điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể để bạn đẹp hơn trong mắt người đối diện. Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều thời gian để luyện tập thì vẫn có thể ghi âm lại đoạn mình nói để điều chỉnh âm lượng, nội dung cho phù hợp.

Giọng nói/ Trang phục:
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là tránh dùng giọng địa phương. Ngoài ra, bạn còn phải lưu ý đến âm lượng, nhịp điệu trong khi nói. Tránh nói quá nhỏ, quá nhanh, vì như thế sẽ khiến người nghe khó bắt kịp nội dung và sẽ không hiểu hết những gì bạn muốn chia sẻ với họ. Giữ giọng nói to, rõ, truyền cảm, nhấn mạnh từng từ và xen kẽ một vài khoảng lặng sẽ khiến bài thuyết trình của bạn lôi cuốn hơn, hấp dẫn hơn.
Bạn nên lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự và phù hợp với sự kiện. Tránh những gam màu quá "chói mắt" bạn nên mặc những trang phục mà mình cảm thấy thoải mái, không bị gò bó, dễ di chuyền.
Trao đổi với khán giả (tạo sự tương tác):
Bạn thử tượng tượng, đến dự một hội thảo, mà diễn giả cứ chăm chú nói, không quan tâm đến người nghe. Bạn có thích thú không? Bởi thế, bạn nên thỉnh thoảng đặt các câu hỏi, hoặc mời mọi người tham gia vào bài thuyết trình của mình thông qua các trò chơi, kể các câu chuyện,…Tạo sự kết nối của mình và người nghe, họ sẽ có thiện cảm với bạn, chăm chú, tập trung nghe bạn nói nhiều hơn.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Nội dung nói quan trọng. Tuy nhiên ngôn ngữ cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến bài thuyết trình của bạn. Bạn nên điều chỉnh tay, chân sao cho phù hợp nhất. Nếu ngôn ngữ cơ thể tốt, bài thuyết trình của bạn sẽ dễ hiểu hơn, hấp dẫn hơn.

Suy nghĩ tích cực:
Với bất cứ việc gì, nếu suy nghĩ tích cực, tin tưởng vào chính mình, thì bạn đã thành công một phần. Chỉ cần bỏ qua hết nhưng căng thằng, thay vào đó là sự tự tin và tư duy tích cực thì bạn sẽ hoàn thành tốt mà thôi. Bạn không tin ư? Cứ thử xem nào. Cố gắng bỏ hết những cảm xúc tiêu cực, nghĩ đến viễn cảnh bài thuyết trình của mình đươc mọi người lắng nghe, tán thưởng. Kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đó!

Thư giãn:
Trước khi buổi thuyết trình diễn ra, bạn nên thư giãn tinh thần nhé! Đừng quá căng thẳng, vì căng thẳng sẽ làm khuôn mặt bạn trông rất nghiêm nghị, khó tạo được cảm tình với người nghe bên dưới.
Khoảng 15 phút trước buổi thuyết trình, bạn nên: hít thở chậm và đều, thả lỏng toàn thân. Bạn có thể uống nước để cổ họng dễ chịu, cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng một lưu ý nho nhỏ dành cho bạn là không nên uống các đố uống có cồn.

Tập làm khán giả:
Bạn nên đặt mình vào vị trí khán giả, để nói những nội dung phù hợp với họ, những chủ đề mà họ quan tâm. Đánh vào tâm lý người nghe sẽ giúp bạn có một bài thuyết trình lôi cuốn hơn.

Bạn hãy cố gắng tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm để có thể lồng ghép vào bài thuyết trình. Và nếu được, bạn nhớ sử dụng khả năng hài hước của mình nhé, bạn sẽ làm cho mọi người thích thú và chú ý hơn đấy.

Giao tiếp bằng mắt:
Ánh mắt đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. Nhìn thẳng vào mắt người nghe sẽ khiến bạn trở nên tự tin và trí tuệ hơn trong mắt họ. Đồng thời, họ sẽ thấy như được kết nối với bạn, với đề tài mà bạn đang nói.
Nếu thuyết trình trước đám đông, bạn nên nhìn vào nhiều người, chứ đừng nhìn chẳm chằm vào 1 người thôi nhé! Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên nhìn vào những người thích thú đề tài mình nói để họ tiếp thêm cho bạn động lực hoàn thành bài thuyết trình tốt, hiệu quả hơn.