Bài 11: Nguyên tắc 2 - Mở rộng mục đích tư duy

Khóa học Thay đổi tư duy - Đột phá thành công


Xem video giới thiệu khóa học
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
 Bài học: 16 video
 Thời lượng: 2 giờ
 Chứng nhận: Có
  • Tóm tắt bài học
  • Bài học cùng chương
  • Giảng viên
  • Khóa học liên quan
  • 500.000đ

TÓM TẮT BÀI HỌC

Tại sao chúng ta cần mở rộng mục đích tư duy? Thực tế cuộc sống cho thấy, khi thực hiện một hành động nào đó chúng ta thường có xu hướng chỉ quan tâm đến mục đích trước mắt. Đây là mục đích mà chúng ta cần đạt, tuy nhiên tư duy đột phá không xuất hiện khi chúng ta có suy nghĩ bó hẹp trong một phạm vi nhất định. Sự đột phá, sự khác biệt chỉ xuất hiện khi bạn mở rộng tư duy, mở rộng mục đích hành vi của mình và hướng đến cái mà bạn phải đối mặt thực sự khi quyết định thực hiện một hành động bất kỳ.

Mở rộng mục đích hành vi có thể giúp bạn mở rộng tầm nhìn tương lai, đánh giá và đề ra phương pháp dự phòng thích hợp cho các tình huống phát sinh. Đối với một vấn đề vừa xuất hiện, điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ, nhận định ra hướng giải quyết tối ưu nhất. Sự giải quyết bao gồm việc đáp ứng các mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài và cả mục tiêu sống còn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần giải quyết song song vấn đề hiện tại và phải có các phương án dự phòng thích hợp. Một cách tổng quan, bạn cần có sự hoạch định tổng thể.Việc tập trung vào hoạch tổng thể sẽ giúp bạn đề ra kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cho từng mục tiêu. Làm như vậy, bạn sẽ xác định được những việc quan trọng cần phải ưu tiên trước và linh hoạt trong từng phương pháp xử lý.

Tham gia vào bài học, TS. Lê Thẩm Dương sẽ giúp bạn biết cách vẽ cho riêng mình một sơ đồ mục đích hành vi, phân tích giúp bạn nhận thức được đâu là tư duy của người thành công, đâu là tư duy ngõ hẹp làm bạn tụt hậu. Đừng bỏ lỡ những nội dung hấp dẫn này bạn nhé!

BÀI HỌC CÙNG CHƯƠNG

Chương 3: Các nguyên tắc thay đổi tư duy

9
00:13:02 Bài 9: Khái quát các nguyên tắc thay đổi tư duy Bài học gửi đến bạn khái quát về các nguyên tắc thay đổi tư duy và chia sẻ về 5 người thầy lớn nhất mà bạn nên học tập nếu muốn tạo nên sự thành công.
10
00:14:28 Bài 10: Nguyên tắc 1 - Sự khác biệt và độc đáo TS. Lê Thẩm Dương sẽ giúp bạn hình thành một lối suy nghĩ tư duy, thiết thực và tích cực hơn để tạo ra sự khác biệt, rút ngắn khoảng cách thành công.
12
00:07:59 Bài 12: Nguyên tắc 3 - Sáng tạo giải pháp cho tương lai Bài học sẽ chia sẻ cách thức giúp bạn nắm được cách xác định các mệnh đề mới cần hướng tới để giải quyết vấn đề tương lai.
13
00:05:22 Bài 13: Nguyên tắc 4 - Tư duy có tính hệ thống Tư duy theo hệ thống là một cách hiệu quả giúp bạn nhìn nhận, chọn lựa giải pháp giải quyết tối ưu các biến số của cuộc đời và sự nghiệp.
14
00:06:20 Bài 14: Nguyên tắc 5 - Chọn lọc thông tin phù hợp với thực tại Tập trung vào phân tích bối cảnh hiện tượng trong hiện tại bạn sẽ thu thập đúng và đủ lượng thông tin cần thiết để giải quyết hiệu quả vấn đề.
15
00:04:46 Bài 15: Nguyên tắc 6 - Thu hút người khác cùng tham gia Thu hút người tham gia hay đoàn kết tập thể là một trong những nguyên tắc của tư duy đột phá để tạo nên người thành công.
16
00:06:45 Bài 16: Nguyên tắc 7 - Đổi mới và cải tiến liên tục Không ngừng cải tiến hay không dừng lại là một trong những nguyên tắc quan trọng của tư duy đột phá đưa bạn đến đỉnh cao thành công.

GIẢNG VIÊN

TS. Lê Thẩm Dương là Trưởng khoa, Giảng viên xuất sắc của Khoa Tài chính trực thuộc Đại học Ngân Hàng TP. HCM, Giảng viên Cao cấp của Tổ chức giáo dục PTI. Không chỉ thành công trong lĩnh vực giảng dạy mà ông còn được biết đến với thương hiệu là một Diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đào tạo, hoạt động thực tiễn... Ông nổi tiếng với những bài giảng chân thực, hấp dẫn với lối dẫn dắt hóm hĩnh, gần gũi. Những bài giảng, buổi nói chuyện của TS. Lê Thẩm Dương khiến cho những người tham dự thẩm thấu tư duy, nhìn nhận các vấn đề một cách gần gũi và sâu sắc nhất.

TS. Lê Thẩm Dương cũng là khách mời thường xuyên của các diễn đàn về tài chính, quản trị, kinh doanh, chứng khoán trên Đài truyền hình Việt Nam và là 1 trong 8 thành viên của tổ viết bài của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.